-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Phân bón Silic giúp tăng năng suất cây trồng ít nhất từ 20% trở lên cho tất cả các loại cây trồng; cứng cây xanh lá, dầy lá, đẻ nhánh khỏe, rễ khỏe; giúp đậu hoa, đậu quả cao; chống gãy cành, rụng lá, rụng hoa, rụng quả; chống sâu bệnh, chịu hạn, chịu mặn; thay thế cho vôi bột. Tăng thu nhập từ 1.200.000 đ / 1.000 m2.
CÔNG DỤNG PHÂN BÓN SILIC SILICAMON ĐÔNG SƠN
DÙNG PHÂN BÓN SILIC SILICAMON – ĐÔNG SƠN
NGƯỜI NÔNG DÂN CÓ LỢI GÌ?
Thành phần:
Tính chất:
Lợi ích trực tiếp (nhìn thấy-tiếp theo)
Phân khoáng Silic giúp tăng năng suất cây trồng ít nhất từ 20% trở lên cho tất cả các loại cây trồng.
Phân bón silic làm cứng cây xanh lá, dầy lá, đẻ nhánh khỏe, rễ khỏe.
Giúp chống gẫy cành, rụng lá, rụng hoa, rụng quả.
Giúp tăng khả năng chống sâu bệnh, chịu hạn, chịu mặn, chịu lạnh (nhất là sâu đục thân, đạo ôn cho cây lúa nước, lúa nương).
Giúp cải thiện chất lượng nông sản (củ, quả, lá, thân, hạt…)
Khử độc (dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc BVTV trong đất trồng)
Giảm tiền mua thuốc trừ sâu và công phun thuốc bảo vệ thực vật (vì phân bón Silic Silicamon – Đông Sơn tăng khả năng phòng chống sâu bệnh cho cây trồng).
Giảm tiền mua vôi bột và công bón vì phân bón Silic Silicamon – Đông Sơn có tính khử chua.
Ước tính giá trị lợi ích bình quân 1.200.000 đ/ công 1000m2. (khoảng 8 – 10 triệu/ha)
Giảm lượng phân đạm, lân, kali (9kg đạm + 3 kg Kali + 9Kg lân/ công 1000m2) từ 30% trở lên.
Lợi ích lâu dài.
Xem thêm bài viết: << Quan hệ giữa dưỡng chất Silic và kháng bệnh trên cây trồng >>
<< PGS. TS. Nguyễn Bảo Vệ >>
Dùng càng nhiều, càng nhanh giàu
Cách bón lót vào trong đất
(tỷ lệ sử dụng theo hướng dẫn của tài liệu hoặc cơ quan khuyến nông).
Xem bài nói chuyện của Giáo sư Đỗ Hải Thắng - Tác giả của phân khoáng silic
LƯỢNG SILIC CẦN CÓ CHO MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG
(Trích tài liệu khoa học)
Cây lúa: Theo kết quả phân tích của F.A.O. (hiệp hội lương thực thế giới), mỗi một ha sản xuất ra năm tấn lúa trong một vụ, cây lúa cần hấp thụ 250 ký phân khoáng Silic . Vì vậy trong quá trình trồng lúa chúng ta cần thiết phải bổ sung Silic, vì Silic rất quan trọng đối với cây lúa, nó là nguyên tố dinh dưỡng trung lượng để hình thành các tế bào trên cây và vỏ của hạt lúa. Đồng thời Silic tham gia vào quá trình vận chuyển dinh dưỡng trong cây và giải phóng P, K trong đất giúp tăng khả năng sử dụng về P, K.
Khi bổ sung đầy đủ Silic, cây lúa sẽ đứng thẳng, tăng khả năng quang hợp, làm cứng cây, các tế bào có thành dày sẽ ngăn cản sự xâm nhập từ nấm hoặc sâu bệnh. Trong giai đoạn sinh sản, Silic được ưu tiên chuyển vào lá đòng và hai lá công năng. Cây lúa là loại cây yêu cầu lượng Silic rất cao. Do đó, nếu bị gián đoạn Silic ở giai đoạn này sẽ rất bất lợi cho khả năng tạo số lượng hoa. Đây chính là yếu tố làm tăng số hạt trên bông lúa.
Vai trò của Silic trong canh tác Lúa - Gs. Ts. Nguyễn Bảo Vệ
Cây mía: Lượng Silic được yêu cầu tối thiểu là 1% chiếm trong lá mía (trọng lượng khô của lá). Khi lá cây mía chỉ đạt 0,25% Silic thì năng suất cây mía sẽ bị giảm đi một nữa. Lá mía bị cháy nắng, vàng úa... Là biểu hiện rõ ràng của sự thiếu hụt Silic trong lá.
Cà chua, dưa leo, dâu tây, đậu nành: Nếu thiếu Silic sẽ làm giảm mạnh năng suất trái và gây ra dị hình trái, các lá phát triển sớm, héo, lão suy sớm, khả năng sống sót của hạt phấn bị suy giảm, ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ phấn và không có sự hình thành trái.
Các loại cây 2 lá mầm: Silic làm tăng hiệu lực sinh lý của kẽm (Zn), chống lại sự thiếu kẽm - cảm ứng hình thành độc tố do photpho. Nếu Silic hữu hiệu thấp (Silic hòa tan thấp) sẽ làm giảm sự kết hợp photphat vô cơ vào ATP và ADP. Silic hữu hiệu thấp là nguyên nhân sút giảm hàm lượng legnin của thành tế bào, gây nên sự giảm hợp chất phenol. Silic ảnh hưởng đến hàm lượng, sự biến dưỡng polyphenol và tương tác với các thành-phần khác của thành tế bào qua liên kết pec-tin và polyphenol. Polyphenol là thành phần giúp cây chống lại sự xâm nhiễm của nấm.
Cotton (cây bông): trong giai đoạn sớm của sự kéo dài sợi cotton đòi hỏi hàm lượng Silic khá cao (0.5 % trọng lượng lá khô), sau đó sẽ giảm trong quá trình tích tụ Cellulose…
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHÂN BÓN
SILIC SILICAMON - ĐÔNG SƠN ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
(Là loại phân bón rễ, tan trong nước, nên bón vùi vào trong đất trồng)
Lúa nước: Bón lót phân khoáng silic 45kg/công 1000m2. Trường hợp không kịp bón lót thì bón sau khi cấy trong vòng 40 ngày tuổi tính từ khi cấy hoặc gieo sạ. tăng năng suất từ 30 % trở lên, làm tốt có thể lên đến 40 %.
Lúa nương: Bón lót 30kg/công 1000m2 tăng năng suất từ 30%- 40%.
Cây Bắp (Ngô): Bón lót 30kg/công 1000m2 tăng năng suất 30% trở lên.
Cây mía: Bón lót, bón thúc 300kg/ha. Tăng năng suất từ 15 đến 20 tấn mía cây/ha. Mía ngọt hơn, đường tốt hơn, giảm 80% lượng vôi bột phải bón.
Cây trà (chè): Bón lót hoặc bón thường xuyên, tăng sản lượng búp chè và cải thiện chất lượng trà, trà thơm ngon hơn (bón 4 lần trong năm, mỗi lần không ít hơn 30kg/công 1000m2.
Cây hồ tiêu: 1 ha thường trồng ≤ 1000 khóm Hồ tiêu. Mỗi khóm nên bón 1 kg một lần, một năm bón 3 lần năng suất tăng ít nhất 20%.
Cây cà phê: 1 ha thường trồng ≤ 1000 gốc cà phê. Lượng bón 1kg cho 1 gốc, 1 năm bón 3 lần. Năng suất tăng ít nhất 20%.
Các loại rau: Muống, Cần, Hành, Tỏi, Bí, Bầu…
Dùng trung bình 45kg/công của 01 vụ. Bón lót trước khi gieo trồng hoặc bón thường xuyên theo hướng dẫn của khuyến nông, hòa với nước bón vào gốc hoặc rắc xung quanh gốc và tưới nước.
Các loại cây cho củ quả ngắn ngày hoặc lâu năm: Cam, chanh, bưởi, đậu, đậu phộng, khoai lang, khoai tây …bón thường xuyên.
Các loại cây cảnh, hoa: bón thường xuyên lượng dùng trung bình 45-60kg/công 1000m2 của 1 vụ.
Xem thêm Phân sinh học Pháp cho Hoa: << Phân sinh học Pháp 100% nhập khẩu >>
Cây cao su: Bón lót 2kg cho 1 gốc. Bón thường xuyên 4 lần/năm mỗi lần 1kg cho các cây cao su chưa lấy mủ; 2kg/lần cho các cây bắt đầu lấy mủ.
Cây Thanh long: Rất cần Silic (Vì nguồn gốc là một loại xương rồng ở sa mạc) mỗi gốc (nọc, khóm) bón 1,5kg/năm chia làm 2 lần/năm.
Phân bón Silic Silicamon – Đông Sơn: Còn kiêm nhiệm vụ là chất cải tạo đất, giữ nước nên rất thích hợp với vùng đồi núi, đất dốc, đất pha nhiều cát vùng duyên hải.
Lưu ý: Phân khoáng Silic Silicamon – Đông Sơn không thay thế cho NPK và NPK cũng không thể thay thế được Silic Silicamon mà phải bón cùng nhau. Silic Silicamon là thành phần của viên phân Dúi thế hệ F5-F6. Số lượng phân áp dụng được điều chỉnh cho phù hợp với đơn vị tính Miền Nam.
ĐÔI LỜI CỦA NHÀ SẢN XUẤT
Công ty TNHH LIMEX Việt Nam là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất thành công lại phân khoáng Silic Silicamon phục vụ ngành công nông nghiệp trên toàn quốc. Đặc biệt, hàm lượng Silic tự do có trong phân khoáng Silic Silicamon Đông Sơn rất cao (≥25%)
Thay vì phải nhập khẩu Silic từ nước ngoài với giá thành cao, thủ tục rườm rà như trước, hiện nay các nhà sản xuất phân bón, các tổ chức nông nghiệp, hội nông dân ... đã có nguồn Silic tốt với công năng sử dụng cao được sản xuất ngay trong nước. Điều này đã giúp các nhà sản xuất phân bón, các tổ chức nông nghiệp và người tiêu dùng giảm thiểu tối đa chi phí, tăng cao hiệu quả khi sử dụng phần Silic so với việc nhập khẩu như trước kia giá thành = 75 % giá nhập khẩu.
Phân khoáng Silic có thể nếm được bằng lưỡi mà không ảnh hưởng đến sức khỏe
Đất Silic tạo độ pH=5 và tạo điều kiện tốt cho vi sinh phát triển (pH<6) - Trích: Sinh lý thực vật đại cương Phần I - Tác giả: Bùi Trang Việt.
Tags: Silic, khoáng, phân silic, phân bón silic
Có phải bạn đang tìm những sản phẩm dưới đây